Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Dẫu biết dư nợ khó tăng trưởng mạnh trong năm 2011 khi bị chặn bởi chỉ tiêu 20% của tăng trưởng tín dụng và 16% của tỷ trọng cho vay phi sản xuất, hầu hết ngân hàng vẫn trông chờ vào nguồn thu từ tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ với khoảng 80% nguồn thu đến từ hoạt động này.
Dễ nhận thấy ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tín dụng như thế nào khi nhìn vào tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm, chỉ hơn 7%. Trong khi đó, nguồn thu đóng góp vào lợi nhuận của các NHTM hiện nay, nhất là những ngân hàng nhỏ chủ yếu từ hoạt động cho vay. Khó khăn trong phát triển tín dụng, song nhiều ngân hàng cũng chưa tìm được phương cách nào khác để tìm kiếm nguồn thu bù đắp.
Ông Trịnh Văn Tuấn, Tổng giám đốc OCB cho biết, chỉ tiêu lợi nhuận đưa ra cho năm 2011 của Ngân hàng là 500 tỷ đồng (cao hơn 100 tỷ đồng so với năm trước), trong đó, Ngân hàng xác định, nguồn thu từ hoạt động tín dụng vẫn đóng góp phần lớn vào lợi nhuận, chiếm khoảng 75%.
Tổng giám đốc một nhà băng nhỏ tại TP. HCM cho biết, với mức vốn điều lệ vừa tăng lên 3.000 tỷ đồng cuối năm trước, đến nay Ngân hàng vẫn chưa tìm được mục đích sử dụng khi mà tín dụng phải thắt chặt. Ngoài ra, hoạt động cho vay lĩnh vực phi sản xuất - vốn được xem là mảng tín dụng có tỷ suất lợi nhuận cao cũng phải từng bước co dần.
Tính đến cuối tháng 6/2011, tổng tài sản của Western Bank đạt 18.175 tỷ đồng, đạt 56% so với kế hoạch, nhưng lợi nhuận trước thuế mới đạt 168 tỷ đồng, bằng 48% kế hoạch năm 2011.
OceanBank sẽ tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng trong năm nay và đặt kế hoạch thu 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế so với mức thực hiện của năm rồi là 690 tỷ đồng. Theo OceanBank, để đạt được kết quả như mục tiêu đề ra, trong năm nay, Ngân hàng cần điều chỉnh cơ cấu lợi nhuận theo hướng tăng tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ nhiều hơn.
Cảnh phụ thuộc nguồn thu vào tín dụng cũng không loại trừ các nhà băng lớn, đơn cử tại Sacombank, nguồn thu từ lãi đóng góp vào tổng lợi nhuận của Ngân hàng 2 quý đầu năm 2011 là 83%.
Trong kế hoạch 4.100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2011, ACB cho biết, tỷ trọng thu được từ tín dụng sẽ chiếm tới 55 - 60%, thu từ dịch vụ chiếm 20%, còn lại là từ hoạt động ngân quỹ và kinh doanh ngoại hối.
Tuy nhiên, để có thể tìm kiếm được các nguồn thu từ các dịch vụ khác nhằm bù đắp cho khoản hụt thu tín dụng không phải là việc đơn giản với hầu hết ngân hàng, đặc biệt là trong ngắn hạn. Từ trước đến nay, do hoạt động tín dụng là khá thuận lợi nên các ngân hàng đều chưa chú trọng phát triển các dịch vụ khác. Sự chuẩn bị về nhân lực, vật lực cũng như công tác nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, hệ thống quản trị… là chưa thích đáng, thậm chí với nhiều ngân hàng còn là "con số không". Trong khi đó, thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng, tài chính của công chúng, đặc biệt là người dân còn chưa hình thành do trình độ hạn chế của nền kinh tế.
Một số ngân hàng như ACB từng có nguồn thu khá lớn từ các hoạt động liên quan đến giao dịch vàng, nhưng gần đây, hoạt động này bị kiểm soát chặt chẽ và đang chờ một cơ chế kinh doanh mới nên nguồn thu từ đó đã giảm sút đáng kể.
Ngoài ra, với các ngân hàng trong nước, thách thức hiện nay trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng còn có sự cạnh tranh của các ngân hàng ngoại. Các ngân hàng ngoại do bị hạn chế về cấp tín dụng nên đã sớm xác định chiến lược phát triển các dịch vụ khác, cũng là thế mạnh vốn có của họ.
Sự phục thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng đang đặt các ngân hàng vào thách thức khá lớn trong bối cảnh hiện nay khi NHNN thực hiện thắt chặt tín dụng và lạm phát cao. Dù còn tới 2/3 room mở rộng tín dụng, tương ứng với khoảng 13% từ nay đến cuối năm, song không vì thế mà các ngân hàng có thể tăng tốc cho vay, phần vì lãi suất cao khiến nhiều doanh nghiệp không dám vay, phần vì chính ngân hàng cũng không muốn cho vay bởi cho vay với lãi suất cao đồng nghĩa với rủi ro lớn, nhất là khi các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn về thị trường.
Theo đánh giá của TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa quản trị và kinh doanh Trường đại học Ngân hàng TP. HCM, việc các ngân hàng nhỏ nâng cao lãi suất là kỳ vọng hút được vốn để cho vay, đón đầu nhu cầu vốn cuối năm. Tuy nhiên, nếu không thận trọng sẽ rất rủi ro, vì chi phí đầu vào tăng cũng thì nguy cơ nợ xấu cũng tăng.
(Đầu tư Chứng khoán điện tử)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.